Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần các bà mẹ nên biết

Để thai phát triển tốt và duy trì các chỉ số thai nhi bình thường, mẹ nhớ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, uống nhiều nước và không quên vận động nhé. Khi mẹ khỏe mạnh, con sẽ có được điều kiện lý tưởng nhất để phát triển.
Các chỉ số thai nhi phản ánh chân thực sự phát triển của bé trong bụng mẹ, từ khi chỉ to bằng một hạt vừng đến khi trở thành một em bé xinh xắn để chuẩn bị chào đời. Với bảng chỉ số phát triển của thai nhi theo từng tuần, mẹ sẽ theo dấu sự phát triển của bé cưng thật dễ dàng.
Khi đọc một phim siêu âm hay bản kết quả siêu âm thai, mẹ sẽ nhìn thấy rất nhiều ký hiệu viết tắt của những chỉ số khác nhau. Những chỉ số thai nhi quen thuộc như chiều dài đầu mông, chiều dài xương đùi, chu vi vòng đầu hay cân nặng thai nhi đều quan trọng vì mỗi chỉ số đều phản ánh nhịp độ phát triển của bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tìm hiểu các chỉ số như đường kính lưỡng đỉnh, chỉ số nước ối… để có được cái nhìn toàn diện về sự phát triển của thai nhi.
Hãy để con sinh ra thông minh hơn, giỏi giang hơn, Hãy đến với website nuôi dạy con, để biết thêm kiến thức nuôi condinh dưỡng và các bệnh của trẻ bạn nhé!!!

Các chỉ số thai nhi mẹ cần biết
Hầu hết các chỉ số thai nhi đều là từ tiếng Anh, những gì mẹ nhìn thấy trên phim siêu âm hay các kết quả siêu âm là từ viết tắt của các chỉ số này. Một số thuật ngữ phổ biến nhất bao gồm:
GA (Gestational age): Tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
GSD (Gestational Sac Diameter): Được đo trong những tuần đầu thai kỳ, khi thai nhi chưa hình thành các cơ quan.
BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé.
FL (Femur length): Chiều dài xương đùi
EFW (estimated fetal weight): Khối lượng thai ước đoán
CRL (Crown rump length):  Chiều dài đầu mông. Vì trong nửa đầu thai kỳ, bé thường cuộn người lại nên khó đo chính xác chiều dài đầu – chân. Trong những tuần cuối, chiều dài đầu mông sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu – chân.
Bảng chỉ số thai nhi theo tuần
Dưới đây là bảng chi tiết các chỉ số thai nhi theo tuần để mẹ tiện theo dõi hành trình phát triển của bé cưng trong bụng.
Các chỉ số thai nhi quan trọng thường được hiển thị ngay trên phim siêu âm
Các chỉ số thai nhi từ tuần 4-6
Ở giai đoạn đầu, từ tuần 1 đến tuần 4, phôi thai vẫn còn rất nhỏ và hầu hết các mẹ chưa phát hiện ra mình đã mang thai cho đến khi bị trễ kinh hoặc bắt đầu có triệu chứng ốm nghén. Ngay cả khi thử thai thành công, nếu túi thai chưa vào tử cung thì các thiết bị siêu âm cũng chưa thể nhìn thấy hình ảnh về thai nhi. Trong giai đoạn tuần 1-7 của thai kỳ, bác sĩ sẽ đo đường kính túi thai. Từ tuần 7 trở đi, mẹ mới có thể bắt đầu có thông tin về chiều dài đầu mông của thai.
Tuổi thai (tuần) Chiều dài đầu mông – CRL (mm) Đường kính túi thai – GSD (mm)
4 3 – 6
5 6-12
6 4-7 14-25
Các chỉ số thai nhi từ tuần 7-20
Từ tuần thứ 7 đến 20, thai tiếp tục trải qua những bước phát triển mới và từ tuần thứ 13 trở đi, các chỉ số của thai nhi đã có thể được đo đầy đủ thông qua siêu âm.
Tuổi thai (tuần) Chiều dài đầu mông – CRL (mm) Đường kính lưỡng đỉnh – BDP (mm) Chiều dài xương đùi – FL (mm) Cân nặng ước tính – EFW (g)
7 9-15 0,5-2
8 16-22 1-3
9 23-30 3-5
10 31-40 5-7
11 41-51 12-15
12 53 18-25
13 74 21 35-50
14 87 25 14 60-80
15 101 29 17 90-110
16 116 32 20 121-171
17 130 36 23 150-212
18 142 39 25 185-261
19 153 43 28 227-319
20 164 46 31 275-387
Các chỉ số thai nhi theo tuần từ tuần 21-40
Tuần 21 trở đi, thai nhi phát triển với tốc độ ngoạn mục, đạt được chiều dài, cân nặng và sự trưởng thành của các cơ quan trong cơ thể đủ để sẵn sàng chào đời. Mẹ sẽ thấy các chỉ số thai nhi hàng tuần thay đổi một cách ấn tượng trong mỗi lần siêu âm hay khám thai.
Tuổi thai (Tuần) Chiều dài đầu chân  (cm) Đường kính lưỡng đỉnh – BDP (mm) Chiều dài xương đùi – FL (mm) Cân nặng ước tính – EFW (g)
21 26,7 50 34 399
22 27,8 53 36 478
23 28,9 56 39 468
24 30 59 42 679
25 34,6 62 44 785
26 35,6 65 47 913
27 36,6 68 49 1055
28 37,6 71 52 1210
29 38,6 73 54 1379
30 39,9 76 56 1559
31 41,1 78 59 1751
32 42,4 81 61 1953
33 43,7 83 63 2162
34 45,0 85 65 2377
35 46,2 87 67 2595
36 47,4 89 68 2813
37 48,6 90 70 3028
38 49,8 92 71 3236
39 50,7 93 73 3435
40 51,2 94 74 3619
Trong những lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ siêu âm và thông báo cho mẹ về kết quả siêu âm. Những chỉ số về đường kính lưỡng đỉnh, chu vi bụng, chu vi đầu và chiều dài xương đùi lớn hay nhỏ hơn so với các chuẩn đã được thống kê. Sự sai lệch này có thể xảy ra do thiết bị siêu âm, do chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu hoặc do đặc điểm riêng của thai nhi.

Ngoài những chỉ số quan trọng kể trên, mẹ cũng có thể tham khảo các chỉ số khác như:
TTD (Transverse Trunk Diameter): Đường kính ngang bụng
APTD (Anterior-Posterior Thigh Diamete): Đường kính trước và sau bụng
HC (Head circumference): Chu vi đầu
AC (Abdominal circumference): Chu vi vòng bụng
AF (Amniotic fluid): Nước ối
AFI(Amniotic fluid index): Chỉ số nước ối
OFD (Occipital frontal diameter): Đường kính xương chẩm
BD: Khoảng cách hai mắt
CER: Đường kính tiểu não
THD: Đường kính ngực
TAD: Đường kính cơ hoành
APAD : Đường kính bụng từ trước tới sau
FTA : Thiết diện ngang thân thai
HUM : Chiều dài xương cánh tay
Ulna : Chiều dài xương khuỷu tay
Tibia : Chiều dài xương ống chân
Radius: Chiều dài xương quay
Fibular: Chiều dài xương mác
EDD (Estimated date of delivery): Ngày dự sinh

Để thai phát triển tốt và duy trì các chỉ số thai nhi bình thường, mẹ nhớ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, uống nhiều nước và không quên vận động nhé. Khi mẹ khỏe mạnh, con sẽ có được điều kiện lý tưởng nhất để phát triển.
Chuẩn Bị Mang Thai
Trẻ Đến Trường
Phát Triển Hành Vi
Đặt Tên Cho Con
Sức Khỏe – Dinh Dưỡng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

4 dấu hiệu thai chết lưu điều báo động đỏ trong thai kỳ

Điểm danh các căn bệnh về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ nghiến răng khi ngủ là dấu hiệu bình thường hay bất thường?